Đồng thời người ta cũng đã giải quyết tốt được các kĩ thuật như
đúc bể thủy sinh khá lớn, kĩ thuật chế tạo các đền chiếu có ánh sáng ban
ngày (daylight), kĩ thuật thủy tinh nano (thủy tinh được tráng một lớp
hóa học mỏng chừng 1/1 tỉ mét hay 1/1 triệu milimet, có tác dụng làmbụi
và vi khuẩn không bám được trên bề mặt, không làm giảm dộ trong suốt của
thủy tinh). Mặt khác, nghệ thuật bố cục (sắp đặt) trong bể thủy sinh
lại có cơ sở của hàng nghìn năm nghệ thuật chơi cây cảnh, chơi cá cảnh
và non bộ.
Thú chơi bể thủy sinh là thú vui đưa phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ,
hùng vĩ vào gần với cuộc sống hàng ngày của con người. Đây là một nhu
cầu bức thiết của xá hội công nghiệp hóa và đô thị hóa cao tầng.
Cảnh đẹp của thiên nhiên là vô cùng vô tận nên cảm hứng của việc chế tác, bố cục bể thủy sinh cũng vô cùng phong phú.
Những người có khả năng quan sát thiên nhiên, những người thích ngao du sơn thủy sẽ có khả năng chế tác các bể thủy sinh có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Trước tiên phải tưởng tượng một cảnh thiên nhiên đẹp: ven rừng vắng, đồi cây, núi đá, dòng suối. Phải hình dung một bức tranh lập thể về cảnh đẹp. Có thể phác thảo trên giấy. Cảnh đẹp lựa chọn đó rất có thể đã gặp trong tự nhiên mà hình ảnh còn động lại trong trí nhớ, cũng có thể là sự lắp ghép các cảnh thực với các cảnh ưa thích trong tâm tư. Sau khi lựa chọn, cân nhắc, hình thành chủ đề cảu bể thủy sinh, Đó là lúc đang tạo thành hình và hồn của tác phẩm.
Trong suốt quá trình cân nhắc lựa chọn cây thủy sinh, hòn đá, viến sỏi, con cá, cũng như sắp xếp bố cục, tất cả đều tuân theo chủ đề đã chọn. Phong cảnh thiên nhiên bao la đẹp đẽ được thu gọn trong một không gian nho nhỏ nên tác phẩm có tính khái quát, hàm xúc, ẩn dụ cao.
Mươi cây cỏ, đủ thành khu rừng nguyên thủy.
Vài mảnh đá, cũng là sườn núi cheo leo.
Tác phẩm mang tính nghệ thuật, nên bố cục cần hợp lí, hài hòa trong tổng thể, phải giải quyết thỏa đáng cấc mâu thuẫn như: sáng tối, đạm nhạt, xa gần, cương nhu, động tĩnh, hư thực, khách quan và chủ quan…
Trên phương diện khái quát, núi non từng cây trong bể không phải là thật, cây thủy sinh, đá, cá là thật. Như vậy, nghệ thuật cố cục bể thủy sinh là: hư trung hữu thực, hư thực tương sinh”..
Việc trồng cây xếp đá theo chủ đề đã định sẵn để hình thành một cảnh tượng hùng vĩ được khái quát thành tên gọi của cảnh tượng – tên gọi của tác phẩm.
Tên của tác phẩm, lột tả ý tưởng của chủ đề, hưỡng dẫn người thưởng thức tác phẩm liên tưởng suy tư theo chủ đề của tác phẩm. Điều này khá phù hợp với logic của tư duy, tổng hợp sơ bộ về sự vật (tên của sự vật), tạo điều kiện đẻ phân tích chi tiết sâu sắc, từ đó dẫn đến nhận thức đúng đắn chính xác sự vật.
Tên gọi của tâc phẩm là cách giải quyết mẫu thuẫn chủ quan và khách quan – chủ quan người chế tác và khách quan người thưởng thức. Nói chung, người thưởng thức thường khác người chế tác về nhiều phương diện, vậy nếu không có tên gọi là “cầu nối” thật chuẩn xác thì khó có thể đánh giá đúng đắn, đồng cảm với người chế tác.
Cảnh đẹp của thiên nhiên là vô cùng vô tận nên cảm hứng của việc chế tác, bố cục bể thủy sinh cũng vô cùng phong phú.
Những người có khả năng quan sát thiên nhiên, những người thích ngao du sơn thủy sẽ có khả năng chế tác các bể thủy sinh có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Trước tiên phải tưởng tượng một cảnh thiên nhiên đẹp: ven rừng vắng, đồi cây, núi đá, dòng suối. Phải hình dung một bức tranh lập thể về cảnh đẹp. Có thể phác thảo trên giấy. Cảnh đẹp lựa chọn đó rất có thể đã gặp trong tự nhiên mà hình ảnh còn động lại trong trí nhớ, cũng có thể là sự lắp ghép các cảnh thực với các cảnh ưa thích trong tâm tư. Sau khi lựa chọn, cân nhắc, hình thành chủ đề cảu bể thủy sinh, Đó là lúc đang tạo thành hình và hồn của tác phẩm.
Trong suốt quá trình cân nhắc lựa chọn cây thủy sinh, hòn đá, viến sỏi, con cá, cũng như sắp xếp bố cục, tất cả đều tuân theo chủ đề đã chọn. Phong cảnh thiên nhiên bao la đẹp đẽ được thu gọn trong một không gian nho nhỏ nên tác phẩm có tính khái quát, hàm xúc, ẩn dụ cao.
Mươi cây cỏ, đủ thành khu rừng nguyên thủy.
Vài mảnh đá, cũng là sườn núi cheo leo.
Tác phẩm mang tính nghệ thuật, nên bố cục cần hợp lí, hài hòa trong tổng thể, phải giải quyết thỏa đáng cấc mâu thuẫn như: sáng tối, đạm nhạt, xa gần, cương nhu, động tĩnh, hư thực, khách quan và chủ quan…
Trên phương diện khái quát, núi non từng cây trong bể không phải là thật, cây thủy sinh, đá, cá là thật. Như vậy, nghệ thuật cố cục bể thủy sinh là: hư trung hữu thực, hư thực tương sinh”..
Việc trồng cây xếp đá theo chủ đề đã định sẵn để hình thành một cảnh tượng hùng vĩ được khái quát thành tên gọi của cảnh tượng – tên gọi của tác phẩm.
Tên của tác phẩm, lột tả ý tưởng của chủ đề, hưỡng dẫn người thưởng thức tác phẩm liên tưởng suy tư theo chủ đề của tác phẩm. Điều này khá phù hợp với logic của tư duy, tổng hợp sơ bộ về sự vật (tên của sự vật), tạo điều kiện đẻ phân tích chi tiết sâu sắc, từ đó dẫn đến nhận thức đúng đắn chính xác sự vật.
Tên gọi của tâc phẩm là cách giải quyết mẫu thuẫn chủ quan và khách quan – chủ quan người chế tác và khách quan người thưởng thức. Nói chung, người thưởng thức thường khác người chế tác về nhiều phương diện, vậy nếu không có tên gọi là “cầu nối” thật chuẩn xác thì khó có thể đánh giá đúng đắn, đồng cảm với người chế tác.
No comments:
Post a Comment